Tạm rời xa các nội dung về build chart, hôm nay mình muốn chia sẻ một chủ đề khác: Theo bạn có bao nhiêu kiểu thiết kế dashboards?
Thật ra với mỗi tiêu chí phân loại thì sẽ có các loại hình dashboard khác nhau, tuy nhiên mình đồng tình với cách phân loại dựa trên 2 tiêu thức là: đối tượng sử dụng và thông tin cung cấp nhất. Theo đó, có thể chia dashboard thành 5 kiểu như sau:
– Định nghĩa: KPI Dashboard là tợp hợp của một loạt các chỉ tiêu, thông tin cung cấp cho lãnh đạo các dữ liệu quan trọng một cách nhanh chóng.
– Tần suất: Báo cáo theo kỳ (Tuần, tháng, quý, năm) Đối tượng phục vụ: Lãnh đạo cấp cao như Giám đốc, các thể loại C – level, hội đồng quản trị …
TỐT & KHÔNG TỐT:
– Định nghĩa: Top down dashboard là loại báo cáo tập trung vào một chủ đề cụ thể. Dashboard này sẽ thể hiện các nội dung từ thông tin tổng hợp cho đến các thông tin chi tiết do đó nó có thể truyền tải nội dung chính cũng như các ngữ cảnh xung quanh và cả các insight trong chủ đề này.
– Tần suất: Báo cáo theo kỳ ngắn (tuần, tháng, quý) – Đối tượng phục vụ: Lãnh đạo tầm trung, trưởng phòng … Các đối tượng này ngoại trừ việc quan tâm đến tình hình tổng quát thì cũng cần phải biết các nội dung cụ thể của vấn đề mà mình quản lý
– TỐT & KHÔNG TỐT:
– Định nghĩa: Giống với TOP DOWN ở điểm cũng chỉ tập trung vào một chủ đề cụ thể. Tuy nhiên trong khi TOP DOWN đưa thông tin từ tổng quan đến chi tiết theo kiểu drill down, BOTTOM UP đưa thông tin chi tiết theo ngữ cảnh trước (VD: Tình trạng giao hàng trên tất cả các chi nhánh).
– Tần suất: Hàng ngày hoặc theo kỳ ngắn
– Đối tượng phục vụ: Trưởng phòng, quản lý tầm trung hoặc cán bộ quản lý nghiệp vụ chi tiết.
– TỐT & KHÔNG TỐT:
– Định nghĩa: Thường là chart dạng Maps, scatter plot hoặc text table cung cấp rất nhiều thông tin và nhiều option lọc dữ liệu cho phép người dùng có thể theo dõi dữ liệu và phân tích thông tin rất chi tiết.
– Tần suất: Hàng ngày
– Đối tượng phục vụ: Cán bộ quản lý nghiệp vụ chi tiết.
– TỐT & KHÔNG TỐT:
– Định nghĩa: Cung cấp câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể. Các câu trả lời sẽ được thể hiện bằng các chart nhưng trong các ngữ cảnh khác nhau nhằm làm nổi bật đáp án cho câu hỏi gốc. Q&A dashboard thường được dùng khi trong các tình huống cấp bách hoặc doanh nghiệp muốn lên một ý tưởng hoặc một chiến lược mới …
– Tần suất: Bất thường, đột xuất
– Đối tượng phục vụ: Giám đốc điều hành, quản lý tầm trung
– TỐT & KHÔNG TỐT:
Việc xác định đối tượng sử dụng, thời điểm sử dụng và thông tin truyền tải của Dashboard rất quan trọng, do vậy mình nghĩ cần phải làm rõ được các thông tin này trước khi xây dựng để việc sử dụng Dashboard đạt hiệu quả cao nhất!